Món ngon mỗi ngày

Mỗi ngày giới thiệu một món ngon mới cho bạn!

Nấu ăn ngon

Hướng dẫn công thức, các bí quyết nấu ăn ngon!

Tin tức ẩm thực

Những tin tức về ẩm thực 3 miền!

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

Những món ăn làm nên tên tuổi của Trà Vinh

Mỗi vùng miền đều có những đặc sản rất riêng, khi đến Trà Vinh thì món ăn nào để lại ấn tượng cho bạn? Đến với Trà Vinh đừng bỏ qua những món ăn này nhé!


Bún nước lèo

Bún nước lèo là đặc sản nổi tiếng nhất của Trà Vinh. Món ăn này có sự kết hợp giữa các nguyên liệu như mắm bò hóc, thịt heo quay và các loại rau sống. Nước dùng của bún nước lèo có vị ngọt tự nhiên từ tôm cá đã làm loãng đi độ đậm đặc của mắm bò hóc khiến cho ngay cả người kén ăn, không quen mùi mắm cũng có thể thưởng thức trọn vẹn.

Chù ụ

Chù ụ thuộc họ nhà cua, nhìn hơi xấu xí với thân hình vuông nhỏ. Đây là đặc sản của vùng Ba Động. Không cần nhiều gia vị, bạn có thể thưởng thức chù ụ nướng than. Chù ụ đưa lên lửa sẽ dần chuyển sang màu đỏ, hương thơm ngút ngànhấp dẫn. Khi chín, trộn chúng với ít rau răm, chấm muối ớt hoặc muối tiêu chanh, đảm bảo ngon miệng.

Bánh tét cốm dẹp

Bánh có lớp ngoài dẻo quyện không kém bánh chưng hay bánh tét ở bất cứ vùng miền nào trên đất nước nhưng còn hương thơm tuyệt vời, ngào ngạt mùi dừa, mùi gạo mới, mùi cốm... thì là độc nhất. Bánh tét cốm dẹp vừa béo vừa ngậy vừa bùi lại ngọt ngọt có thể ăn đến no mà không chán. Đến Trà Vinh, mua chục bánh tét về làm quà là nhất.

Mắm bò hóc

Mắm bò hóc pha ăn kèm với các loại rau, quả như khế, chuối chát, rau thơm, lá xoài non, đọt cóc hay cải sống, đậu ớt, dưa leo, cà rừng. Vừa gắp miếng rau củ, vừa gạt kèm miếng mắm bò hóc đậm đà ăn cơm ngày mưa là dấu ấn tuổi thơ của nhiều người. Vị beo béo, mặn mà, mùi hương riêng khác như cái tình của vùng đất này, giản đơn nhưng sâu nặng. Người Trà Vinh dù có đi bao xa, đến đâu cũng không thể không nhớ đến mùi vị đặc biệt ấy mỗi ngày mưa trời có mưa lâm thâm.

Bánh canh Bến Có

Tô bánh canh Bến Có không quá cầu kỳ nhưng nước dùng ninh từ thịt, xương heo và đảm bảo độ trong nên nhìn rõ từng sợi bánh canh trắng nõn, hành hò xanh mướt, tiêu hạt nhuyễn rắc phía trên với vài lát ớt tô điểm cho món ăn đẹp giản dị. Gắp bánh canh, húp miếng nước dùng là nghe bụng dạ xốn xang. Chọn lát thịt mỏng chấm vào chén mắm dằm ớt rồi từ từ tận hưởng vị mắm cá nguyên chất hòa với thịt mềm lại càng đê mê hơn.

Cháo ám

Mùi thơm quyến rũ của tiêu, hành, đậu phộng với cái ngọt thanh của nước, mềm béo trong cá, trứng cá, bùi bùi của mực và tôm kết hợp vị đặm nồng của mắm nêm pha và sự khác biệt khi ăn cùng rau thơm, rau sống thái nhỏ biến cháo ám thành một trong những loại cháo ngon nhất, khác biệt nhất nên thử một lần trong đời.


Nước mắm rươi

Loại mắm này chỉ cần rươi, muối và nước sạch với tỉ lệ 5:1:4, sau đó đem ủ từ 10 đến 15 ngày. Nước mắm rươi thường dùng để chấm các loại như rau, tôm, thịt luộc, cháo trắng…Mắm có màu vàng xanh, không thơm mạnh bằng mắm của Phú Yên hay Phú Quốc nhưng lại vượt trội về độ ngọt dịu. Giá cho một lít dao động từ 20.000 đến 32.000 đồng tùy vào độ đạm.

Trái quách

Quách mới rụng xuống (vừa chín tới) tuy đã thơm phưng phức nhưng thường người ta để dăm ba bữa, khi quách đã chín mùi, vỏ mềm mới dùng dao xẻ đôi trái, lấy muỗng múc hết ruột quách cho vào ly, thêm đường đánh tan đều, cho đá đã đập nhỏ vào. Đơn giản thế mà lại có được một ly nước thanh mát giải nhiệt. Những ai lần đầu thưởng thức, sẽ khó chịu đôi chút vì chưa quen mùi thơm, vị lạ đặc trưng của quách nhưng uống rồi đến ly thứ hai, thứ ba thì thèm ngay.

Dừa sáp

Dừa sáp ăn ngon nhất phải nạo ra làm sinh tố. Phải thêm ít đường, ít sữa, ít đá bào vào thì tuyệt. Theo nhiều du khách đã "kinh" qua thì khi hút hết ngụm đầu tiên của món sinh tố dừa sáp này đầu lưỡi tê đi vì vị mát, cuống họng thì ngọt lịm, còn mũi thì như... nức ra bởi mùi thơm ngào ngạt, beo béo.

Những ai đã đến Trà Vinh thì có ấn tượng nhất với món ăn nào?



Cách làm bánh xèo nam bộ ngon như ở hàng

Bánh xèo nam bộ là món ăn được nhiều giới trẻ yêu thích và những người yêu thích món ăn này đôi khi thòm thèm lại không thể ra hàng mà ăn được lại muốn táy máy trong gian bếp ấm cúng của gia đình để làm cho cả nhà cùng ăn. Dưới đây là bí kíp cho bạn làm món ăn này một cách ngon lành nhất nhé!


Nguyên liệu làm bánh xèo

- Bột bánh xèo pha sẵn (nếu không có bạn dùng bột gạo trộn với bột nghệ và cốt dừa)

- Bia (giúp vỏ bánh giòn lâu)

- Thịt ba chỉ

- Tôm nõn (có thể thay thế bằng tép)

- Đỗ xanh nguyên vỏ

- Hành tây, hành lá, hành khô, giá đỗ, cà rốt, ớt tươi, chanh, tỏi.

- Rau sống

- Muối, hạt tiêu, đường

Nguyên liệu cho món bánh xèo nam bộ

1. Sơ chế nguyên liệu

- Thịt ba chỉ thái mỏng hoặc bằm sơ, ướp gia vị, hành khô. Tôm cắt râu, làm sạch đem xào chín cùng thịt.

- Hành tây bóc vỏ thái múi cau ngâm nước đá. Giá đỗ rửa sạch để ráo nước. Cà rốt thái hoa đẹp mắt. Hành lá xắt nhỏ.

- Đỗ xanh đồ chín.

2. Pha nước chấm

Nước chấm pha chua ngọt theo tỷ lệ: 5 nước, 2 đường, 1.5 mắm, 1 nước cốt chanh rồi thêm tỏi, ớt băm vào.


3. Đổ bánh xèo

- Trộn bột với một thìa nhỏ muối, một chén bia và nước. Khuấy đều đến khi có hỗn hợp lỏng, không vón cục. Thả hành lá và đỗ xanh vào. Để bột nghỉ khoảng 20 phút. Không nên pha bột đặc khiến vỏ bánh dày, không giòn, khó chín.

- Cho một thìa dầu ăn vào chảo chống dính, chờ dầu sôi. Đổ một thìa bột vào láng cho thật mỏng. Đậy vung khoảng 1 phút cho chín. Cho hỗn hợp nhân tôm thịt và đỗ giá sống lên. Gập đôi bánh và chờ cho giòn đều 2 mặt.

- Gắp bánh ra đĩa, ăn ngay khi còn nóng. Khi ăn cuộn bánh xèo vào bánh tráng hoặc lá cải xanh, thêm rau sống, chấm nước chua ngọt vừa ăn vừa suýt xoa.

Chúc các bạn thành công, gia đình ngon miệng!

Cách nấu thịt kho tàu không cần đường tạo màu mà ngon hết sảy

Món thịt kho tàu thơm ngon mùa lạnh này thường được các bà nội trợ sử dụng đường tạo màu để món ăn ngon và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, nếu có thể hãy bỏ qua gia vị đường này và làm theo công thức mới này bạn sẽ có món ăn vô cùng ngon miệng mà vẫn rất đẹp mắt.


Thịt lợn kho có thể được ăn với nhiều món như: cơm trắng, cà muối nhưng có lẽ phổ biến nhất là ăn kèm với dưa cải muối chua. Vị mặn, vị ngọt, vị bùi béo của thịt kết hợp với vị chua xen lẫn cay cay của dưa cải muối xổi, tạo nên hương vị quyến rũ đến bất ngờ.

Thịt lợn kho không phải là món ăn mới, nhưng chưa chắc ai cũng biết cách nấu thịt kho ngon nhất đâu nhé. Cùng chúng tôi khám phá cách chế biến món ăn mới lạ với hương vị độc đáo siêu ngon này nào!

Nguyên liệu nấu thịt kho tàu

- Thịt ba chỉ 500 gram, 10 củ mã thầy, trứng vịt hoặc trứng cút tùy thích.

- Hành, gừng, 2 tép tỏi, 2 hoa hồi, muối, xì dầu 15ml, rượu gạo 15ml

Cách nấu thịt kho tàu

Bước 1: Thịt ba chỉ được rửa sạch, thái thành từng khối vuông với cạnh khoảng 2cm. Củ mã thầy được gọt vỏ, rửa sạch. Trứng luộc chín, bóc vỏ, chiên lên.


Bước 2: Đảo thịt trên chảo với lửa nhỏ (không cần cho dầu mỡ) đến khi thịt chuyển màu hơi vàng, cho thêm những nguyên liệu cần thiết đã chuẩn bị vào gồm hành, gừng, tỏi, hoa hồi, muối, xì dầu vào đảo đều.

Bước 3: Đảo đều thịt cho miếng thịt săn lại, ngấm đều gia vị thì cho thêm rượu gạo vào đảo đều tay. Tiếp theo cho một lượng nước vừa đủ cho ngập miếng thịt và cho củ mã thầy vào đun nhỏ lửa trong khoảng 35 - 40 phút đến khi nước cạn gần hết, sánh lại thì món thịt đã được nấu chín. Múc ra bát và thưởng thức.

Chỉ với 3 bước đơn giản trên bạn đã hoàn thành xong món thịt lợn kho rất độc đáo, thơm ngon dành tặng cho gia đình trong ngày đồng đông này.

Chúc bạn thành công và chia sẻ công thức này cho bạn bè cùng thử nhé!


Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Làm khoai lang chiên ruột mềm vỏ giòn đúng chuẩn

Khoai lang chiên là món ăn vặt cực yêu thích không chỉ của giới trẻ mà hầu hết các lứa tuổi đều chuộng món ăn này, đặc biệt khi mùa đông đến. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm món khoai lang chiên cực chuẩn, cự ngon cho mùa đông này nhé!



Nguyên liệu cần có

- 3-4 củ khoai lang to vừa

- 2 thìa ăn phở bột chiên giòn

- 2 thìa ăn phở bột khoai hoặc thay bằng bột gạo

- 1 thìa ăn phở bột mì

- Nước

- Dầu ăn
Hướng dẫn cách làm khoai lang chiên cực chuẩn

- Bước 1: Khoai lang rửa sạch rồi nạo vỏ, thái que dài tầm ngón tay, độ dày vừa đủ.

- Bước 2: Khoai sau khi đã thái xong thì ngâm ngay vào tô nước muối loãng 15 phút, cho hết nhựa và để khoai không bị thâm.

- Bước 3: Cho bột khoai, bột chiên giòn, bột mì vào 1 cái bát cùng với nước rồi khuấy đều lên để thu được hỗn hợp vừa phải không quá loãng cũng không quá đặc. Nếu thích khoai có lớp vỏ hơi dày thì pha bột đặc 1 chút và ngược lại. 



Lưu ý: Nếu loại khoai lang bạn mua không ngọt thì có thể thêm vào phần bột ướt 1-2 thìa đường nếu thích ăn ngọt nhé.

- Bước 4: Đặt chảo dầu (dùng chảo lòng sâu) lên bếp đun cho dầu nóng sau đó bạn gắp từng thanh khoai nhúng vào bát bột ướt, cho khoai vào chiên, cho đến hết. Chiên cho tới khi khoai chín vàng giòn. 

Lưu ý: để khoai được vàng giòn thì bạn không nên chiên quá nhiều trong 1 lần.

- Bước 5: Khoai đã chín vàng ruộm thì vớt ra đĩa có đặt sẵn giấy thấm dầu, tiếp tục cho khoai vào chiên cho hết nguyên liệu còn lại.

Vậy là bạn đã có ngay đĩa khoai lang chiên giòn nóng hổi để thưởng thức cùng cả nhà rồi nhé!

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Những món ngon ghé Hội An là phải thử

Hội An không chỉ có nét đẹp văn hóa mà còn là thiên đường của ẩm thực. Đến đây bạn sẽ được thưởng thức những mon ăn đậm tình xứ Quảng với giá rất bình dân.

Cao lầu 

Món ăn nổi tiếng với phong cách ăn độc đáo. Mới nhìn cao lầu trông giống như mì, nhưng không phải mì. Tinh túy của món cao lầu là sợi mì, thường được chế biến rất công phu và nhiều nguyên liệu. Người ta thường ăn cao lầu với giá trụng nước sôi thêm ít rau sống.


Địa điểm ăn Cao Lầu ngon ở Hội An:

- Cao lầu Bà Bé. Địa chỉ : Trong chợ tại đường Trần Phú, Tp Hội An

- Cao lầu Trung Bắc. Địa chỉ : Địa chỉ : 87 Trần Phú, Tp Hội An

- Thanh Cao lầu. Địa chỉ : 26 Thái Phiên, Tp Hội An


Cơm gà

Món ăn đặc trưng của Hội An. Gạo để nấu cơm gà là loại gạo ngon, thơm và dẻo, được ướp gia vị rồi nấu với nước luộc gà và lá dứa bằng bếp củi. Gà được dùng là loại gà ta còn tơ, thịt mềm mà không bở, chắc mà không dai, da mỏng thịt thơm. Sau khi luộc, thịt gà được xé nhỏ ra rồi bóp với hành tây, hành phi, muối tiêu và rau răm. Sau khi bày cơm ra đĩa thì cho gà đã xé lên cơm, ăn với hành tây, đu đủ chua, rau thơm Trà Quế, nước tương và tương ớt, ăn kèm với cả súp trộn tim, gan, cật gà ăn kèm. 

Địa điểm ăn cơm gà ngon ở Hội An:

- Cơm gà Bà Buội. Địa chỉ : 22 Phan Chu Trinh, Minh An, Tp Hội An

- Cơm gà Hương. Địa chỉ : Kiệt (Hẻm, Ngõ) Sica, 48 Lê Lợi, Tp Hội An

- Cơm gà Ty. Địa chỉ : 23 Phan Chu Trinh, Tp Hội An


Bánh bao – Bánh vạc

Bánh bao – bánh vạc là hai loại bánh có nguyên liệu cách làm gần giống nhau và thường ăn chung trên một đĩa bánh. Món ăn này khá đaqực trưng bởi vị của nó không thể lẫn với bất kỳ vùng miền nào.

Địa điểm ăn Bánh bao bánh vạc ngon ở Hội An: Quán Hoa Hồng Trắng. Địa chỉ : 533 Hai Bà Trưng (Nhị Trưng), Tp Hội An

Bánh đập – Hến xào

Bánh đập (hay còn gọi là bánh chập) là loại bánh dân dã mà người Quảng Nam nào cũng biết đến. Nó là sự kết hợp hài hòa giữa hai loại bánh tráng nướng và bánh tráng ướt với một số nguyên liệu khác để tạo nên hương vị mới lạ. 

Ăn bánh đập cũng như ăn bánh xèo, phải có vừng, chấm nước mắm ớt và đồ ăn ghém chua. 

Địa điểm ăn Bánh đập ngon ở Hội An: Quán Bà Già. Địa chỉ : Thôn 1, xã Cẩm Nam, Tp Hội An.

Đến Hội An nhớ ghé để thưởng thức những món ăn đặc trưng cảu Xứ Quảng nổi tiếng này nhé!