Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

Đến Mộc Châu ăn gì?

Tham gia tour du lịch Mộc Châu, du khách sẽ nhớ mãi khi một lần thưởng thức các món ăn tại nơi đây. Bài viết giới thiệu về những món ăn mà bạn có thể bắt gặp ở nơi đây có rất nhiều như: khoai sọ mán, cá hồi, sữa bò Mộc Châu, cải mèo, nộm da trâu.


1. Khoai sọ mán

Nhắc đến các đặc sản Mộc Châu, người gắn bó với mảnh đất này không ai không nhắc tới khoai sọ mán. Gọi là Khoai sọ mán bởi nó được người Dao trồng, và cũng chỉ có mảnh đất có người Dao sống loại củ này mới ngon.


Khoai sọ mán khi nấu lên thì dẻo, thơm, chắc khoai chứ không bở bung như khoai môn. Củ khoai đó, được người Dao vùng cao nguyên Mộc Châu trồng từ lâu và được coi là một loại đặc sản rất lạ ở đây. Món khoai này thường được nấu với canh móng giò, xương sườn, nên rất hợp với dịp Tết. Thông thường khi gọt khoai, bạn nên gọt khô hoặc đi bao tay vào để tránh ngứa. Bổ củ khoai ra, bạn cũng nên rửa qua với nước muối loãng thì khoai bớt nhựa và khi nấu ăn sẽ không bị cảm giác bị ngứa trong cổ họng. 

2. Cá Hồi Mộc Châu

Tham gia chương trình Du lịch Mộc Châu - Các bạn sẽ được thưởng thức rất nhiều món ăn ngon bổ dưỡng được chế biến từ cá hồi. Bên cạnh đó bạn còn có thể mua cá hồi tươi về làm quà và tham quan quá trình nuôi cá hồi tại nơi đây.

Vào dịp cuối tuần, các bạn trẻ Hà thành thường rủ nhau đi Mộc Châu ngoạn cảnh. Chỉ sau vài tiếng rong ruổi trên xe máy, hoặc xe khách, Mộc Châu đã hiển hiện trước mắt với cánh đồng cỏ, nương chè xanh mướt, xen lẫn với những vệt hoa rừng… tạo nên bức tranh thiên nhiên sống động.

Từ nhiều năm qua, cá hồi đã được nuôi tại nhiều địa điểm có nguồn nước lạnh, sạch như Sapa, Lai Châu, Lâm Đồng… để phục vụ nhu cầu thực khách trong cả nước, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, cá hồi được nuôi và chế biến phục vụ thực khách ở Mộc Châu (cách Hà Nội chưa đầy 200km) thì không nhiều người biết tới.



Với 200.000 đồng/suất ăn, du khách sẽ được thưởng thức 6 món được chế biến từ cá hồi: gỏi cá hồi ăn kèm với rau cải, gừng, tỏi, xoài, dứa, tía tô, lá chua, lá ổi; da cá hồi chiên; thịt cá hồi chiên (tẩm bột), cá hồi xông khói rất đặc trưng được kết hợp từ công nghệ cá hồi xông khói của Phần Lan; lẩu cá hồi và cháo cá hồi. Nếu du khách mua cá tươi mang về, giá khoảng 350.000 đồng/kg.

Anh Trí du khách đến từ Hà Nội sau khi thưởng thức cá hồi Mộc Châu chia sẻ: Cá hồi ở đây tươi, thịt dai và ngon, khác hẳn với cá hồi ướp lạnh mua ở các siêu thị Hà Nội. Ăn món gỏi cá hồi tươi rất ngon. Điều đặc biệt nữa là ăn cá hồi trong không khí mát mẻ của cao nguyên Mộc Châu, trên độ cao khoảng 1000m so với mặt biển thật ngon và khác biệt.

3. Cải Mèo Mộc Châu

Cải mèo Mộc Châu chỉ có vào mùa đông và mùa xuân. Thứ cải này vốn được bà con ở đây trồng tự nhiên quanh các nương, rẫy để phục vụ nhu cầu của gia đình và thết đãi khách khứa. Giữa thu đến cuối thu, mang hạt giống ra rải quanh vườn, quanh rẫy mà chẳng cần rào giậu, luống bãi, cũng chẳng cần chăm bón, tưới tắm gì. Cứ thế, cây cải sẽ tự mình chắt chiu lấy nhựa sống, lấy dinh dưỡng từ những khe đất khe đá, từ cái sương lạnh của vùng núi Tây Bắc mà lớn lên. Ấy thế mà cây cải cứ xanh, cứ cao, cứ non mượt non mà, nhìn thôi đã thích mắt.

Cải mèo luộc chấm nước mắm dầm trứng chế biến hết sức đơn giản. Mua cải về, tách từng bẹ rau ra rửa sạch rồi xắt ra thành từng khúc dài 4-5 cm, cho vào luộc với nước đã đun sôi già. Nêm thêm vài hạt muối trắng và lật trở đều tay cho rau xanh màu. Đập thêm vài lát gừng cho thơm rau. Rau vừa chín tới thì vớt ra, bày lên đĩa. 



Ăn cải mèo Mộc Châu ấn tượng nhất là cái vị đăng đắng ngăm ngăm của nó. Đăng đắng vừa phải, vừa đủ. Đăng đắng qua rất nhanh để rồi khi qua đi, lại cảm nhận rõ thêm cái ngọt ngào, tươi non, mềm mại của rau; ngọt ngào, đậm đà của nước chấm. Cái vị đăng đắng, ngăm ngăm ấy, đã ăn một lần thì chẳng dễ gì quên được. Mùa đông, ăn cải mèo Mộc Châu luộc chấm mắm dầm trứng, vừa ngon, vừa bổ mà lại mát lòng mát dạ.

Cải mèo Mộc Châu ngoài ăn luộc còn có thể dùng ăn lẩu, xào với thịt hun khói, thịt gà… món nào cũng đặc sắc và có hương vị riêng. Nhưng ăn luộc chấm mắm dầm trứng vừa bình dị mà lại giữ được nhiều hương vị của cây cải mèo Mộc Châu nhất. 

4. Nộm da trâu

Thật lạ, miếng da trâu đen xì, dầy bịch ban đầu, qua vài công đoạn tưởng như giản đơn đó lại biến thành món cực hấp dẫn từ ánh nhìn. Khi thái mỏng tang, miếng da trâu giờ có màu vàng của quả chanh Tây, bên trong là màu vàng nhạt, trong trong, cắn thử lại sần sật, giòn giòn, là lạ.


Đặc biệt, cái làm nên thứ quyến rũ của nộm da trâu chính là vị chua của nước măng chua, chứ không phải của chanh hay giấm. Đó là vị chua thơm, thanh thanh. Nước măng chua muốn ngon phải ngâm bằng thứ măng củ tươi, nước suối và thêm những gia vị cần thiết. Măng cũng phải có thời gian để "ngấu" tiết ra thứ nước chua thanh mát mới đúng điệu để trộn món nộm này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét